Ngày đăng: T5, Th9 22nd, 2016

Tín dụng dự phòng – Cơ hội vốn cho doanh nghiệp tăng tốc cuối năm

Doanh nghiệp vừa và nhỏ không có tài sản đảm bảo để thế chấp vay cho những khoản phát sinh sẽ càng khó tiếp cận vốn. “Tín dụng dự phòng” là giải pháp hữu hiệu nhất vào lúc này.

Những doanh nghiệp không có, hoặc không còn tài sản đảm bảo do đã dùng để thế chấp các khoản vay hạn mức lớn, đang tính toán tìm đến phương án sử dụng uy tín của mình để vay tín dụng, ở những ngân hàng mà họ là khách hàng quen. Tín dụng dự phòng của Maritime Bank là một trong số ít những sản phẩm đang được các doanh nghiệp SMEs tiếp cận.

Sáng tạo và chủ động vốn với “tín dụng dự phòng” nhanh

Tín dụng dự phòng của Maritime Bank không giống với những sản phẩm L/C dự phòng (tín dụng thư dự phòng) hay những tín dụng dự phòng theo hạn mức có tính “để dành” trên cùng một hợp đồng vay vốn của doanh nghiệp, mà đây là sáng tạo nhằm cung cấp giải pháp hữu hiệu đáp ứng nhu cầu của khách hàng về vốn và thời gian cung cấp vốn nhanh, dựa trên phương án kinh doanh và và uy tín giao dịch của khách hàng trước đó. Đây có thể nói là một sản phẩm tín dụng tiên phong về ưu đãi và nhắm trúng nhu cầu khát vốn của DN SMEs với các ưu điểm là không cần tài sản đảm bảo, khoản vay tối đa 4 tỷ VND và chỉ trong 5 ngày làm việc.

Ông Nguyễn Công Khanh, Giám đốc một Cty TNHH chuyên về xuất khẩu nông sản quy mô nhỏ cho biết nhờ sản phẩm này, với thủ tục nhanh gọn, đơn giản, thời gian phê duyệt nhanh và cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là áp dụng lãi suất và phí ưu đãi, thiết kế riêng cho từng khách hàng; mà Công ty ông đã không để lỡ một đơn hàng quan trọng trên cơ sở chủ động được vốn, thu mua được ngay hàng hóa nguyên liệu đang vào mùa để phục vụ phát sinh từ nhà nhập khẩu.

“Cùng là giải pháp vốn lưu động và thậm chí có thể cho vốn trung, dài hạn của doanh nghiệp nhưng với tín dụng dự phòng dành những DN quy mô vừa và nhỏ, không có tài sản đảm bảo không phải đất đai mà chủ yếu dựa vào nhà xưởng hoặc uy tín với quan hệ tín dụng lâu năm cùng Maritime Bank, tôi rất yên tâm về tương lai nếu phát sinh những chi phí vốn ngoài dự báo để tự tin kinh doanh”, ông Khanh nói.

Theo đại diện Maritime Bank, mặc dù là tín dụng dự phòng không tài sản đảm bảo, nhưng để đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, ngân hàng thẩm định kế hoạch vay của DN trên cơ sở có quan hệ, định mức tín nhiệm ở ngân hàng lẫn doanh thu thực tế.

“Điều khá bất ngờ là các doanh nghiệp SMEs có vòng quay vốn nhanh, nguồn thu theo ngày đôi khi rất lớn. Đó cũng là lí do khiến nhiều DN vẫn chấp nhận vay vốn phát sinh từ những khoản vay không chính thức với lãi suất rất cao ở bên ngoài kênh ngân hàng và hoàn vốn rất tốt”.

“Với những khoản vốn được tiếp hạn mức vừa nhưng đúng lúc, lãi suất ưu đãi, doanh nghiệp sẽ được tiếp thêm sức cạnh tranh để tăng tốc trong kinh doanh giai đoạn cuối năm và cả lâu dài tốt hơn. Thị trường đã, đang và rất cần những khoản tiếp vốn thiết thực, không “làm khó” doanh nghiệp mà vẫn đảm bảo chất lượng tín dụng như vậy”, một chuyên gia đánh giá.