Chiêu lừa của những kẻ giả danh giám đốc công ty xổ số
Cuộc điện thoại của “người quen cũ”
Cơ quan CSĐT – Bộ Công an đã cơ bản hoàn tất điều tra, xác minh làm rõ hành vi phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” của nhóm 4 đối tượng: Lê Văn Nguyên (SN 1968, trú ở phường 10, quận 6, TP Hồ Chí Minh); Trần Phước Minh (SN 1982, trú ở phường 12, quận 11, TP Hồ Chí Minh); Đặng Thị Hồng Hà (SN 1979, trú ở huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) và Võ Văn Đầy (trú ở huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp).
Theo CQĐT, trong thời gian dài, các đối tượng trên đã đóng vai từ cán bộ đến giám đốc công ty xổ số, qua đó dụ dỗ nhiều người chuyển tiền cho chúng để chơi xổ số, “xổ số”. Một trong những bị hại của nhóm đối tượng trên là bà Nguyễn Thị Thanh (trú ở quận Hà Đông, Hà Nội).
Bà Thanh mới về nghỉ hưu và tích góp được một khoản tiền để dưỡng già. Khoảng giữa năm 2015, có một người đàn ông nói giọng miền Nam gọi vào điện thoại của bà Thanh giới thiệu tên Tài, là người quen cũ. Dù chưa nhớ ra người bạn này, nhưng vì phép lịch sự nên bà Thanh vẫn đáp lại. Chuyện trò một hồi và người phụ nữ hưu trí rơi vào bẫy lừa lúc nào không hay.
Tài nói anh ta đang làm ở công ty xổ số nên thu nhập rất cao. Đáng chú ý, anh ta úp mở có thể giúp đỡ bà Thanh làm giàu bằng thông tin xổ số, “xổ số”. Điều này sẽ do sếp của Tài là “chú Ba”, Giám đốc công ty xổ số lo. Cụ thể, công ty đang có chương trình làm từ thiện nên sẽ gửi tiền, cho số để người quen đánh “đề”. Sau khi trúng, khách hàng được hưởng 15% tổng số tiền trúng, phần còn lại phải gửi về công ty để chuyển tặng người nghèo. Kết thúc cuộc điện thoại, Tài cung cấp cho bà Thanh số máy “chú Ba”.
Giấu chồng con, ngay chiều hôm ấy bà Thanh liên lạc với “chú Ba” và được cung cấp số 64. Thậm chí “chú Ba” còn hứa sẽ cung cấp tiền cho bà Thanh đánh. Tuy nhiên sau đó, người này viện lý do không chuyển tiền kịp, dặn bà Thanh cứ tạm ứng tiền ra đánh. Hôm đó, bà Thanh trúng được hơn 30 triệu đồng. Lập tức, Tài gọi điện nói bà Thanh gửi hơn 28 triệu đồng vào tài khoản của công ty để làm từ thiện như đã thỏa thuận.
Đánh trúng lòng tham
Sau lần đánh “đề” đầu tiên và trúng ấy, bà Thanh rất tin tưởng vào nhóm Tài và “chú Ba”. Vì vậy, khi các đối tượng nói phải nộp 2 tỷ đồng đặt cọc để được cung cấp số chính xác hơn, người phụ nữ này dốc hết vốn được 1 tỷ đồng để chuyển cho công ty. Nhận được tiền, các đối tượng tiếp tục yêu cầu bà Thanh phải gửi đủ, nếu không sẽ… mất 1 tỷ đồng đã đưa trước. Lo sợ, bà Thanh phải đi vay mượn để chuyển cho các đối tượng. Nhưng sau đó, nhóm “chú Ba” đã mất hút.
Lúc ấy mới biết bị lừa, bà Thanh làm đơn tố giác đến CQĐT Bộ Công an. Quá trình điều tra, Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao và Cục CSHS, Bộ Công an đã gặp nhiều khó khăn để truy vết nhóm lừa đảo. Đối tượng và người bị hại chưa từng gặp nhau mà chỉ trao đổi qua điện thoại. Sau khi lấy được tiền, số điện thoại đã bị đối tượng cắt đứt hoàn toàn. Hướng điều tra lúc này tập trung vào đầu mối đã nhận tiền chuyển qua tài khoản với bà Thanh.
Đó là Đặng Thị Hồng Hà, chủ doanh nghiệp tư nhân Hải Thịnh, ở xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, Long An. Đối tượng này từng liên quan đến một số chuyên án mà CQĐT xác minh, tuy nhiên dường như ý thức được điều đó, Hà luôn tạo được “vỏ bọc” khá an toàn. Nghiên cứu kỹ tài liệu, hồ sơ nhận, chuyển tiền của Đặng Thị Hồng Hà, lực lượng chức năng phát hiện hồ sơ thu giữ tại nơi ở của Hà có dấu hiệu bị làm giả để hợp thức hóa việc nhận – chuyển tiền.
Khi bị chất vấn, Hà thừa nhận có nhận chuyển khoảng 2 tỷ đồng cho Trần Phước Minh và đã ký kết biên bản thỏa thuận với Minh sẽ được hưởng 1% phí giao dịch, nhưng không biết nguồn gốc số tiền. Trước sự quanh co, lấp liếm của Hà, CQĐT tập trung đấu tranh với Trần Phước Minh cùng nhiều đối tượng khác. Với nguồn tài liệu, chứng cứ thu thập được, CQĐT đã buộc Hà phải khai nhận, cô ta được nhóm Minh cho biết đây là tiền lừa đảo bằng hình thức cho số “xsvl”. Và mỗi lần giao tiền, Hà đều giữ lại 20%. Trong vụ lừa đảo bà Thanh, Hà được Minh chia cho 400 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, cơ quan công an cũng làm rõ, ngoài nhận tiền của bà Thanh, Hà còn nhiều lần nhận tiền của bị hại khác trong những vụ việc do công an một số địa phương đang thụ lý. Từ kết quả điều tra và lời khai của các đối tượng, CQĐT đã làm rõ Lê Văn Nguyên là đối tượng chủ mưu, cầm đầu trong việc lừa đảo chiếm đoạt 2 tỷ đồng của bà Thanh.
Nguyên cùng với Võ Văn Đầy bàn bạc cách thức đóng vai lãnh đạo công ty xổ số. Theo đó, Đầy sẽ lấy tên giả là Tài và chịu trách nhiệm khai thác “con mồi”, Nguyên đóng vai “chú Ba” còn Trần Phước Minh đóng vai thủ quỹ với tên giả là Hùng. Sau khi trừ chi phí, Nguyên và Đầy mỗi đối tượng chiếm hưởng 50% số tiền lừa đảo được.
(Tên bị hại đã được thay đổi)
Ngoài nhóm Minh, Đầy nêu trên, CQĐT Bộ Công an cũng đã lật tẩy nhóm lừa đảo dưới hình thức tương tự gồm: Huỳnh Thanh Thảo (SN 1967, trú ở thị trấn Kế Sách, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng); Thái Thanh Hùng (SN 1961, trú ở xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An). Thảo và Hùng cũng giả danh giám đốc công ty xổ số, qua đó chiếm đoạt của anh Nguyễn Văn Phong (trú ở Bắc Giang) 23 triệu đồng.
Biết anh Phong quảng cáo bán xstv trên mạng Internet, Thảo gọi điện vờ hỏi mua xe cho con “chú Hai Vinh” làm ở Ban xổ số kiến thiết Thủ đô. Trong lúc nói chuyện, Thảo khoe “chú Hai Vinh” biết trước kết quả và đang tìm người đánh hộ “lô, đề”.
Làm theo hướng dẫn của Thảo, ngay lần đầu đánh “lô, đề”, anh Phong đã trúng 800 triệu đồng. Sau khi chuyển tiền “làm từ thiện”, anh Phong được gợi ý làm đại lý xổ số tại Bắc Giang bằng cách đóng cổ phần 2 tỷ đồng và sẽ được biết trước số đuôi của giải đặc biệt.
Lẽ ra đã mất số tiền lớn, nhưng vì bị trượt trong lần chơi “lô, đề” tiếp theo, anh Phong sinh nghi nên không chuyển tiền cho các đối tượng. Tuy nhiên, đến khi dừng lại, anh Phong cũng đã mất kha khá tiền và nhận ra rằng, những con số mà nhóm lừa đảo cung cấp chỉ là hú họa. Nếu trượt, chúng sẽ cắt liên lạc với “con mồi”…
>>> Đã có kết quả xstn