Ngày đăng: T3, Th9 8th, 2020

Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân khi đá bóng

Bong gân là một trong những chấn thương thường gặp trong bóng đá, bạn hãy tham khảo cách xử lý khi bị bong gân cổ chân để có thể thực hiện khi bị nhé!

Triệu chứng thường gặp khi bị bong gân cổ chân

Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân khi đá bóng

Bong gân bàn chân là tình trạng các dây chằng bị đứt một phần hoặc hoàn toàn. Dây chằng là bộ phận nối các xương ở bàn chân với nhau. Chúng được liên kết bằng các sợi collagen khỏe, linh hoạt và khi bị rách hoặc giãn sẽ dẫn tới bong gân.

Những triệu chứng phổ biến của chấn thương này là phần bàn chân bị sưng và bầm tím. Kèm theo đó là các cơn đau ở mu bàn chân và khớp không thể cử động như bình thường được. Đặc biệt, đau rất khó chịu và làm ảnh hưởng tới đời sống và hoạt động hằng ngày của người bệnh.

Bong gân xảy ra khi có lực tác động mạnh như lúc chơi thể thao hoặc thường xuyên vận động tay chân. Do đó, các vận động viên của những môn thể thao như bóng đá rất dễ gặp phải chấn thương này.

Cách xử lý khi bị bong gân cổ chân khi đá bóng

Để kết quả điều trị tốt nhất có thể, điều thiết yếu người bệnh nên làm là sơ cứu đúng cách trước khi đi gặp bác sĩ. Mặc dù là hai vấn đề sức khỏe khác nhau nhưng bong gân  có thể được sơ cứu bằng phương pháp RICE, bao gồm những bước sau:

  • Nghỉ ngơi (rest): hạn chế vận động và chú trọng nghỉ ngơi sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đáng kể.
  • Chườm lạnh (ice): nhiệt độ thấp từ túi chườm lạnh khi áp lên khu vực chấn thương có thể giúp xoa dịu cơn đau buốt, đồng thời hỗ trợ thuyên giảm tình trạng sưng.
  • Băng bó (compression): việc băng bó giúp cố định khớp cũng như dây chằng, tránh để chấn thương phát triển nghiêm trọng.
  • Nâng cao (elavation): kê gối nằm bên dưới bộ phận bị bong gân hoặc trật khớp có thể giúp tạm thời giảm đau cũng như giảm sưng hiệu quả.

Chế độ sinh hoạt phù hợp

Dưới đây là chế độ sinh hoạt phù hợp để nhanh phục hồi mà tygia.wap.vn chia sẻ:

  • Đeo miếng bảo vệ cổ chân khi chơi thể thao nếu bạn thường bị bong gân
  • Giảm cân nếu thừa cân để giảm áp lực cho cổ chân
  • Dùng thuốc và sử dụng nạng theo chỉ dẫn của bác sĩ
  • Nghỉ ngơi, chườm đá, nâng chân lên cao và làm theo hướng dẫn vật lý trị liệu
  • Liên hệ bác sĩ nếu bạn không thể đi lại bằng chân bị thương, không hết sưng sau 2 ngày hoặc sưng nhiều hơn, cổ chân trở nên đỏ hơn và nóng, bạn bị sốt hoặc phát hiện mắt cá chân có vấn đề
  • Liên hệ bác sĩ nếu bàn chân bị liệt, tê hoặc có màu sậm; hoặc ngón chân lạnh (dấu hiệu máu không tuần hoàn)
  • Đến bệnh viện hoặc gặp bác sĩ nếu bạn không thấy có cải thiện trong 7-10 ngày sau khi bị bong gân.

Hy vọng với chia sẻ trên đây của chúng tôi giúp bạn đọc biết cách điều trị khi bị bong gân nhé! Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách chữa căng cơ háng trong đá bóng nữa!

"Các thông tin về thể thao bóng đá mà chúng tôi cung cấp hàng ngày đều chỉ mang tính chất tham khảo. Để có thông tin chính xác nhất, hãy tham khảo thêm từ các nguồn tin uy tín. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của mọi người."