Ngày đăng: T2, Th8 15th, 2016

Chứng khoán hôm nay ngày 15/08/2016

Chứng khoán hôm nay ngày 15/08/2016. Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng chỉ số VN-Index sẽ điều chỉnh nhẹ trong phiên giao dịch đầu tuần sau. Tuy nhiên, Nhật Cường cho rằng đây chỉ là các phiên rung lắc để giũ bớt lượng hàng đu bám.

Đồng thời, Nhật Cường đánh giá dòng tiền chưa có dấu hiệu rút ra khỏi thị trường và dòng tiền mới vẫn được thêm vào. Với những nhà đầu tư chưa kịp chốt lời ở vùng giá cao thì nên tiếp tục holdtrend, với những nhà đầu tư đã tận dụng được sóng tăng này thì có thể chờ mua lại ở các vùng giá thấp khi thị trường điều chỉnh vì Cường đánh giá đây chỉ là nhịp điều chỉnh kỹ thuật để củng cố cho đà tăng của chỉ số trong thời gian tới. Nhật Cường vẫn bảo lưu quan điểm chỉ số VN-Index sẽ tăng lên mốc 700 điểm trong trung hạn. Chúc mọi người có một kỳ nghỉ cuối tuần an vui!

Nhà đầu tư có thể theo dõi điểm mua và điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường hàng ngày bằng cách add Zalo của Nhật Cường để được khuyến nghị chuyên sâu nhất.

chung khoán

1. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 12/08/2016:

Ba sàn đồng loạt đảo chiều, VNM và VCB đóng vai trò chính khiến VN-Index không thể có tuần tăng điểm trọn vẹn.

Các mã ngân hàng giảm dẫn đầu là VCB và BID & CTG giảm nhẹ. EIB; ACB & STB đóng cửa tại tham chiếu trong khi MBB giảm.
Các mã tài chính phi ngân hàng cũng giảm dẫn đầu là BVH dù PVI tăng mạnh. Cổ phiếu chứng khoán cũng giảm dẫn đầu là HCM; SSI và VND.
Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM đóng phiên giảm mặc dù tăng mạnh vào đầu phiên trong khi đó MNS giảm và KDC đóng cửa tại tham chiếu. FPT và MWG đều giảm. PNJ giảm.
MSCI trong đêm qua thông báo sẽ bổ sung 3 cổ phiếu mới vào rổ chỉ số MSCI Frontier Markets Index trong đó có Vinamilk (VNM – Khả quan) từ Việt Nam sau đợt review quý 3. Thay đổi sẽ có hiệu lực sau khi kết thúc phiên giao dịch ngày 31/8. MSCI Frontier markets index là một rổ chỉ số và cũng giống một rổ chỉ số, chỉ số này là cơ sở đầu tư cho quỹ iShares MCSI Frontier Markets 100 Index ETF. Theo đó, đã xuất hiện dự đoán trên truyền thông là quỹ iShares MCSI Frontier Markets 100 Index ETF có thể phải mua vào từ 1-2 triệu cổ phiếu VNM trong những tuần tới.

Và dĩ nhiên, điều này cũng làm phát sinh khả năng là hai quỹ khác là Vietnam Vectors ETF do Van Eck quản lý hay Vietnam ETF thuộc quản lý của Deutsche Bank có thể cân nhắc động thái tương tự trong đợt review của hai quỹ này sẽ diễn ra trong những tuần tới. Do vậy, giá cổ phiếu VNM có thể sẽ tiếp tục tăng trong ngắn hạn. Trong những tuần gần đây, tỷ lệ room cho NĐTNN của cổ phiếu đã được mở trở lại, lượng mua vào bán ra của khối ngoại ở cổ phiếu khá cân bằng tại mức giá hiện tại và theo đó chuyên viên cho rằng động lực chính của đợt tăng hiện tại của cổ phiếu VNM là nhờ lực mua trong nước với mức vay margin để mua cổ phiếu tăng trở lại. Tuy nhiên, khối ngoại hôm nay đã bán ròng.

VNM công bố doanh thu 6 tháng đầu năm đạt 22.782 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ và LNST đạt 4.972 tỷ đồng, tăng 32,9% so với cùng kỳ nhờ thị phần tăng và chi phí đầu vào giảm. Chuyên viên dự báo doanh thu thuần 2016 đạt 46.215 tỷ đồng, tăng trưởng 15,3% và LNST đạt 9.830 tỷ đồng, tăng trưởng 26,5%. Ở mức giá hiện tại, cổ phiếu VNM đang giao dịch với P/E 2016 là 23,5 lần, là mức định giá không còn rẻ. Lặp lại đánh giá KHẢ QUAN.

Cổ phiếu dầu khí tăng dẫn đầu là GAS & PVD. PVS tăng và PXS cũng vậy. Giá dầu thô tăng sau phát biểu của Saudi đã khiến giá cổ phiếu dầu khí tăng.
Cổ phiếu ngành sản xuất biến động trái chiều với HPG; HSG giảm mặc dù NKG vẫn duy trì đợt tăng gần đây. CSM; DRC; PAC; HHS; BMP và STK đều giảm. TMT và TCM đều tăng. RAL đóng cửa tại tham chiếu.
Thông tin cổ phiếu – Tập đoàn Hòa Phát (HPG – Mua vào) thông báo ngày đăng ký cuối cùng cho đợt trả cổ tức tiền mặt 15% mệnh giá và cổ tức cổ phiếu 15% là ngày 28/8/2016. Ngày thanh toán có thể là ngày 14/9 mặc dù chưa có thông báo chính thức.

Cổ phiếu BĐS biến động trái chiều và giảm với VIC đóng cửa tại tham chiếu dù BCI; NLG; DXG; DIG giảm. Tuy nhiên, TDH & SJS tăng. KBC và CII đều giảm. CTD và HBC cũng giảm.
Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản cũng biến động trái chiều với HAG tăng và HNG tăng trần. PAN & BHS cũng tăng. Tuy nhiên, GTN; VHC; VFG và SBT đều giảm.
Cổ phiếu ngành dược phẩm giảm dẫn đầu là DHP; IMP trong khi TRA và DMC đóng cửa tại tham chiếu.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích và logistics cũng giảm dẫn đầu là NT2; PPC; VSC và GMD.
Thông tin cổ phiếu – SCIC cập nhật kế hoạch bán cổ phiếu Gemadept (GMD – Nắm giữ) và theo kế hoạch mới công ty sẽ bán toàn bộ 8,42% cổ phần tại GMD tương đương 15,1 triệu cổ phiếu từ ngày 15/8 đến ngày 13/9 thông qua giao dịch thỏa thuận. Trước đó, công ty dự kiến bán tổng cộng 15,1 triệu cổ phiếu, tương đương 8,42% cổ phần này qua chào bán cạnh tranh với giá khởi điểm là 28.000đ/cp.

Đợt tăng mạnh của thị trường đã chạm phải lực kháng cự trong phiên hôm nay. Việc VNM được đưa vào giỏ MSCI Frontier Market index đã khiến tâm lý NĐT đối với cổ phiếu này trở nên hưng phấn vào đầu phiên và thị trường nói chung đã kỳ vọng các quỹ ETF cũng sẽ có quyết định tương tự trong kỳ review của mình vào cuối tháng này. Và nếu điều này xảy ra thì mọi việc sẽ trở nên khá phức tạp vì các quỹ ETF này sẽ phải bán bớt các mã bluechip khác để dành chỗ cho VNM. Tuy nhiên mọi việc vẫn còn ở phía trước.

Khối ngoại gia tăng hoạt động với tổng giá trị 803,7 tỷ đồng trên HSX. Tuy nhiên, giá trị mua ròng tại một số cổ phiếu PVT, KDH, LSS, HSG, NT2 thấp hơn nhiều so với giá trị bán ròng tại nhóm cổ phiếu HBC (-30,4 tỷ), VIC (-25 tỷ), HPG (-19,3 tỷ), VNM (-17,8 tỷ) dẫn đến gía trị bán ròng gần -73 tỷ đồng. Ngược lại, NĐTNN tiếp tục mua ròng +16,3 tỷ trên HNX.

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Tín dụng vào cuối tháng 7 tăng 8,54% so với đầu năm

Tín dụng tăng 8,54% so với đầu năm. Theo NHNN, tại thời điểm cuối tháng 7, tín dụng tăng 8,54% so với đầu năm, tăng 17,62% so với cùng kỳ và tăng 0,7% so với tháng liền trước. Đến 20/7, tín dụng mới chỉ tăng 8,02%; sau đó đã tăng tốc về cuối tháng. Tín dụng tại thời điểm cuối tháng 7/2015 tăng 8,61% so với đầu năm 2015. Nhu cầu tín dụng tăng mạnh với nhu cầu từ khách hàng cá nhân; một số DNNN và chủ đầu tư BĐS đóng góp phần lớn vào tổng nhu cầu vay vốn từ đầu năm đến nay.

Cho dù vậy; mức tăng của tín dụng 7 tháng đầu năm nay chỉ xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái trong bối cảnh thanh khoản tăng lên trong hệ thống ngân hàng chưa giúp hoạt động cho vay tăng tốc. Một trong những lý do ở đây là NHNN vẫn giữ chính sách thận trọng đối với (a) cho vay doanh nghiệp BĐS (b) sử dụng vốn huy động ngắn hạn để tăng trưởng cho vay trung dài hạn. Có thể thấy điều này qua Thông tư 06/2016/TT-NHNN do NHNN ban hành trong năm nay và có hiệu lực hoàn toàn vào năm sau. NHNN cũng thể hiện sự thận trọng đối với hoạt động cho vay cơ sở hạ tầng. Trên thực tế, NHNN muốn các ngân hàng tập trung vào cho vay các ngành ưu tiên.

Đứng từ khía cạnh hoạt động thương mại, các ngân hàng có khuynh hướng thích tăng cho vay liên quan tới BĐS; cho vay khách hàng cá nhân và cơ sở hạ tầng nếu rủi ro tín dụng cho phép do có lợi suất cho vay cao giúp cải thiện tỷ lệ NIM. Ở một mức độ nào đó, mong muốn của NHNN và của các NHTM là không hoàn toàn giống nhau.

Cung tiền M2 tăng 9,45% so với đầu năm còn vốn huy động tăng 9,94%. Cung tiền M2 tăng 9,54% so với đầu năm; tăng 19,7% so với cùng kỳ (cung tiền M2 cuối tháng 7/2015 tăng 6,3% so với đầu năm). Vốn huy động tăng 9,94% so với đầu năm; tăng 19,45% so với cùng kỳ (vốn huy động cuối tháng 7/2015 tăng 6,45% so với đầu năm). Tăng trưởng cung tiền M2 tăng tốc dưới sự tác động của cơ quan điều hành như sau