Ngày đăng: T5, Th8 11th, 2016

Chứng khoán ngày 11/08/2016 biến đổi mạnh mẽ

 

Dựa theo các chỉ báo tâm lý và kỹ thuật, Nhật Cường cho rằng đà tăng của chỉ số VN-Index sẽ được hạ nhiệt vào ngày mai 11/08/2016. Do đó, Nhật Cường không khuyến khích việc mua đuổi giá xanh trong giai đoạn này. Đồng thời, nhà đầu tư cũng không nên bán tháo trong các nhịp điều chỉnh vì theo Nhật Cường đà tăng sẽ còn tiếp diễn.

Nhà đầu tư có thể theo dõi điểm mua và điểm bán Top 50 cổ phiếu mạnh nhất thị trường bằng cách add Zalo của Nhật Cường để được khuyến nghị chuyên sâu nhất.

2. Điểm nhấn phiên giao dịch ngày 10/08/2016:

VIC bất ngờ tăng trần dù bị nước ngoài bán ròng mạnh. VN-Index tăng gần 11 điểm, quay lại vùng đỉnh cao nhất 8 năm trở lại đây.

Các mã ngân hàng tăng với VCB; CTG & BID tăng tốt. ACB; STB và MBB cũng tăng nhẹ trong khi EIB giảm.
Gần đây xuất hiện một số tin tức liên quan đến Thông tư 55/2016/TTBTC do Bộ Tài chính ban hành vào ngày 23/3/2016 và có hiệu lực từ ngày 5/5/2016. Thông tư này quy định lãi suất cho vay đối với dự án phát triển cơ sở hạ tầng đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Theo đó, lãi suất cho vay đối với các dự án PPP sẽ không cao hơn 30% lãi suất bình quân của trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm phát hành trong vòng 3 tháng trước khi tiến hành đàm phán hợp đồng cho vay.

Với lãi suất trái phiếu cơ sở gần đây nhất là 6,94%, theo đó mức trần lãi suất cho vay đối với dự án PPP hiện sẽ là 9,02%. Thực tế, một khoản vay cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng đầu tư theo hình thức PPP điển hình thường (1) có kỳ hạn dài hơn kỳ hạn bình quân là 10 -15 năm; (2) thường trì hoãn thanh toán lãi vay và thậm chí là kéo dài cả trả nợ gốc cho đến thời điểm dự án đã hoàn thiện và bắt đầu tạo thu nhập.

Với lãi suất trái phiếu cơ sở gần đây nhất là 6,94%, theo đó mức trần lãi suất cho vay đối với dự án PPP hiện sẽ là 9,02%. Thực tế, một khoản vay cho dự án phát triển cơ sở hạ tầng đầu tư theo hình thức PPP điển hình thường (1) có kỳ hạn dài hơn kỳ hạn bình quân là 10 -15 năm; (2) thường trì hoãn thanh toán lãi vay và thậm chí là kéo dài cả trả nợ gốc cho đến thời điểm dự án đã hoàn thiện và bắt đầu tạo thu nhập.

Cho vay phát triển cơ sở hạ tầng thường là từ các NHQD như BIDV (BID – Nắm giữ) & Vietinbank (CTG – Nắm giữ) và thường có lãi suất cao hơn bình quân. Liệu việc ấn định mức trần lãi suất đối với cho vay các dự án PPP có ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các doanh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng hay không vẫn cần thời gian quan sát. Tuy vậy, với một số ngân hàng có tỷ lệ huy động ngắn hạn/cho vay trung đến dài hạn đã sát trần, thì quy định mới này chỉ đơn giản là khiến các ngân hàng cẩn trọng hơn khi tiếp cận hình thức cho vay này.

Một số danh nghiệp phát triển cơ sở hạ tầng mà chuyên viên có trao đổi cho biết các dự án hiện tại sẽ không bị ảnh hưởng bởi thông tư này do hợp đồng cho vay với lãi suất sinh hoạt đã được ký. Chuyên viên cho rằng lãi suất cho vay đối với các dự án này dao động từ 8,75% – 9% hoặc cao hơn. Tuy nhiên, với sự chênh lệch rất nhỏ giữa lãi suất cho vay đối với các doanh nghiệp cơ sở hạ tầng đầu ngành và trần lãi suất hiện tại, nên chúng tôi ngờ rằng trong thời gian tới, những công ty BOT ít tên tuổi hơn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn với lãi suất cho vay bị áp trần. Ở mặt tích cực, quy định này sẽ hạn chế các công ty phát triển cơ sở hạ tầng nhỏ và là lợi thế đối với các doanh nghiệp lớn như CII (Mua vào).

Các mã tài chính phi ngân hàng tăng với BVH tăng mạnh dù PVI giảm. Cổ phiếu chứng khoán cũng tăng dẫn đầu là SSI; HCM & VND.
Cổ phiếu ngành hàng tiêu dùng biến động trái chiều với VNM tăng dù MSN và KDC giảm. FPT tăng và MWG cũng tăng. PNJ tăng trần sau nhiều phiên giảm gần đây.
Cổ phiếu dầu khí cũng tăng hôm nay dẫn đầu là GAS; PVD; PVS và PXS. Giá cổ phiếu dầu khí tăng nhờ giá dầu thô tăng gần đây.

Cổ phiếu ngành sản xuất cũng khởi sắc hôm nay với HPG, HSG và NKG tiếp tục tăng. PAC; BMP; DRC; CSM; DQC; RAL và STK đều tăng. TCM giảm. TMT và HHS đều tăng trần.
Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) thông báo doanh số bán ô tô tháng 7 tại Việt Nam tăng 15% so với tháng trước và tăng 38% so với cùng kỳ đạt 28.004 chiếc. Phục hồi khá. Chỉ riêng doanh số bán của các thành viên Hiệp hội đã đạt 24.153 chiếc. Theo loại xe, trong tháng qua cả nước có 17.514 xe du lịch được bán ra, tăng 36% so với tháng trước đó; trong khi đó cùng thời gian này dòng xe thương mại chỉ tiêu thụ được 9.334 và và xe chuyên dụng tiêu thụ được 1.156 chiếc, giảm tương ứng 10% và 2% so với tháng trước đó.

chứng khoán

Theo đó, trong 7 tháng đầu năm, doanh số bán xe cả nước đã tăng khoảng 25,11% so với cùng kỳ. Trong đó, doanh số bán xe du lịch tăng 34%; xe thương mại tăng 36% và xe chuyên dụng tăng 46% mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, xe lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu nguyên chiếc lần lượt tăng 35,12% so với cung kỳ đạt 123.978 chiếc và 24,3% so với cùng kỳ đạt 39.889 chiếc.

Đây là thông tin khá tích cực và cổ phiếu các nhà sản xuất ô tô như TMT & HHS đã tăng trần hôm nay.

Cổ phiếu BĐS tăng với VIC tăng trần. BCI; NLG; DXG; SJS và KDH đều tăng. TDH giảm. KBC cũng giảm trong khi đó CII đóng cửa tại tham chiếu. CTD tăng dù HBC giảm.
Cổ phiếu Vingroup (VIC – Khả quan) đã tăng trần hôm nay. Giá cổ phiếu này đã giảm khá mạnh gần đây nhiều khả năng là do tâm lý thị trường bị ảnh hưởng từ vụ việc TTF. Tuy nhiên, trong một vài ngày gần đây, tâm lý NĐT đối với cổ phiếu đã tích cực hơn và diễn biến này một phần nhờ trên thị trường có thông tin là tỷ lệ margin dành cho VIC tại một số công ty chứng khoán tăng trở lại; tuy nhiên thông tin này chưa được xác nhận. Dĩ nhiên, ảnh hưởng dài hạn từ vụ việc của TTF vẫn cần xem xét. Và khối ngoại vẫn bán ròng cổ phiếu này.

Tin doanh nghiệp – Vingroup (VIC – Khả quan) đã được chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế, thuộc miền trung Việt Nam phê duyệt dự án xây dựng trung tâm thương mại với tổng vốn đầu tư là 215 tỷ đồng. Công ty sẽ phát triển một tòa nhà 4 tầng trên diện tích 12.500m 2 ở phường Tứ Hạ, thị xã Hương Trà theo hai giai đoạn. Đây là dự án điển hình với tòa nhà có quy mô trung bình mà VIC có định hướng phát triển tại trung tâm đô thị cấp 2 và cấp 3 hiện nay, từ đó củng cố vị thế trên thị trường bán lẻ và BĐS thương mại nông thôn.

Thông tin cổ phiếu – Công ty Cổ phần Đầu tư Kinh doanh nhà Khang Điền (KDH) có kế hoạch phát hành 570 triệu đồng trái phiếu doanh nghiệp, không chuyển đổi và có đảm bảo bằng tài sản kỳ hạn 4 năm. Thời gian phát hành dự kiến là trong 6 tháng cuối năm 2016.

Cổ phiếu ngành nông nghiệp và thủy sản nhìn chung tăng dẫn đầu là HAG và HNG tăng trần. VHC; VFG; GTN; PAN và SBT đều tăng. BHS là mã giảm hiếm hoi.
Cổ phiếu ngành dược phẩm tăng tốt với IMP tăng trần trong khi DHG và DMC đều tăng. TRA đóng cửa tại tham chiếu.
Cổ phiếu ngành dịch vụ tiện ích và logistics giảm với PPC và NT2 giảm trong khi VSC đóng cửa tại tham chiếu. GMD tăng.
KQKD 6 tháng đầu năm – Công ty Cổ phần Vận tải biển Việt Nam (VOS) báo lỗ hợp nhất 6 tháng đầu năm 2016 là 128,4 tỷ đồng (giảm nhẹ so với mức lỗ 187,8 tỷ đồng trong cùng kỳ năm ngoái) do chi phí quản lý và bán hàng tăng mạnh trong khi doanh thu giảm 14,03% so với cùng kỳ còn 680,1 tỷ đồng.

Thông tin cổ phiếu – Công ty Cổ phần Gemadept (GMD) – SCIC, cổ đông lớn của GMD đã đăng ký bán toàn bộ 15.108.255 cp tại GMD, tương đương 8,42% cổ phần thông qua giao dịch thỏa thuận từ ngày 15/8 đến ngày 13/9/2016.

Trên HSX, khối ngoại bán ròng hơn 86,82 tỷ đồng. VNM dẫn đầu về giá trị mua ròng, tương ứng hơn 11,72 tỷ đồng. Theo sau đó là PVD, được khối ngoại mua ròng 9,58 tỷ đồng, PVT cũng được mua ròng tích cực với 9,47 tỷ đồng. Chiều ngược lại, VIC bị bán ròng mạnh nhất, đạt 63,4 tỷ đồng, theo sau đó là KBC, tương ứng gần 17 tỷ đồng. Trên HNX, khối ngoại bán ròng hơn 7,23 tỷ đồng. PVS dẫn đầu về giá trị mua ròng, tương ứng hơn 7,37 tỷ đồng. VIT cũng được mua ròng tích cực với gần 2 tỷ đồng. Chiều ngược lại, NTP bị bán ròng mạnh nhất, đạt hơn 11,7 tỷ đồng.

3. Điểm nhấn tin tức trong ngày:

Kinh tế Trung Quốc bộc phát tín hiệu ốm yếu

Ngày 10/8, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc ấn định tỷ giá tham chiếu của đồng nhân dân tệ ở mức 6,653 nhân dân tệ đổi 1 USD, tương đương mức tăng 0,1% so với phiên trước. Số liệu của Tổng cục hải quan Trung Quốc cho thấy hoạt động thương mại trong tháng 7/2016 giảm sâu hơn dự kiến. Kim ngạch nhập khẩu của Trung Quốc giảm 12,5% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, còn 132,4 tỷ USD. Kim ngạch xuất khẩu giảm 4,4%. Mặc dù cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm nhưng do nhập khẩu giảm nhiều hơn nên thặng dư thương mại vẫn đạt 52,31 tỷ USD trong tháng 7, mức cao nhất kể từ tháng 1/2016.