Ngày đăng: T4, Th7 24th, 2024

Đất vườn có được xây nhà không? Các quy định liên quan

Một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm hiện nay là đất vườn có được xây nhà không? Để nhận được câu trả lời phù hợp, bạn đọc tham khảo bài viết giải đáp của tổng hợp 24h sau đây.

Đất vườn là gì?

Hiện nay, đất được phân loại thành nhiều nhóm khác nhau. Trong đó, đất vườn và đất trồng cây lâu năm là hai khái niệm thường bị nhầm lẫn.

Trên thực tế, đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất nông nghiệp và chỉ được phép trồng các loại cây lâu năm như cây ăn quả, cây dược liệu, và cây công nghiệp.

Đất vườn có được xây nhà không?
Đất vườn không được xây nhà

Trong khi đó, đất vườn không có nhóm cụ thể và có thể được sử dụng để trồng cả cây lâu năm và cây hàng năm. Đất vườn thường nằm liền kề hoặc gần đất ở, hoặc cũng có thể là một khu vực tách riêng. Nó có thể được sử dụng để trồng cây hàng năm và cây hoa màu.

>> Có thể bạn quan tâm: Mơ thấy mèo cụt đuôi là điềm lành hay dữ?

Đất vườn có được xây nhà không?

Theo quy định, người dân cần sử dụng nhà đất đúng mục đích. Căn cứ theo quy định trong khoản 1 Điều 6 Luật Đất đai 2013 về nguyên tắc sử dụng đất: “Đúng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và đúng mục đích sử dụng đất”. Vì vậy, người dân không được xây dựng công trình nhà ở trên đất vườn.

Căn cứ theo Nghị định 91/2019/NĐ-CP: “Việc tự ý xây dựng nhà ở trên đất vườn được xác định là hành vi tự ý chuyển đất trồng cây hàng năm khác, đất trồng cây lâu năm sang đất ở. Hình thức và mức xử phạt đối với hành vi tự ý xây dựng nhà ở trên đất vườn như sau:

– Tại khu vực nông thôn:

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép dưới 0,02 héc ta.

+ Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,02 héc ta đến dưới 0,05 héc ta.

+ Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,05 héc ta đến dưới 0,1 héc ta.

+ Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,1 héc ta đến dưới 0,5 héc ta.

+ Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.

+ Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 1 héc ta đến dưới 3 héc ta.

+ Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng nếu diện tích đất chuyển mục đích trái phép từ 3 héc ta trở lên.

– Tại khu vực đô thị: Hình thức và mức xử phạt bằng 2 lần mức phạt tại khu vực nông thôn.

Lưu ý, mức phạt nêu trên áp dụng đối với hộ gia đình, cá nhân vi phạm; nếu tổ chức vi phạm sẽ phạt gấp đôi.

Ngoài việc bị phạt tiền, người dân khi tự ý chuyển mục đích sử dụng đất còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả như:

– Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu của đất trước khi vi phạm, trừ trường hợp đủ điều kiện công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

– Buộc đăng ký đất đai theo quy định đối với trường hợp có đủ điều kiện được công nhận quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 22 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

Xem thêm: Đồ án quy hoạch đô thị là gì? Phân loại đồ án quy hoạch đô thị

Xem thêm: Shop house là gì? Ưu điểm hút nhà đầu tư của shop house

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi tự ý chuyển lên đất thổ cư.