Ngày đăng: T5, Th3 23rd, 2017

Những điều liên quan đến chứng khoán phát sinh theo thông tư 23 bạn nên biết

Điểm mấu chốt của thông tư 23 này đó chính là việc ban hành quy định hỗ trợ các nhà đầu tư không cần phải mở các khoản ký quỹ riêng biệt.

Ngày 19/01/2016, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 11/2016/TT-BTC (sau đây gọi tắt là Thông tư 11) hướng dẫn một số điều của Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 5/5/2015 về chứng khoán phái sinh (CKPS) và thị trường chứng khoán phái sinh (TTCKPS) nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc triển khai TTCKPS theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 366/QĐ-TTg ngày 11/03/2014.

uy nhiên, trong quá trình triển khai thực tiễn, quy định tại Thông tư 11 đã gây ra những khó khăn nhất định cho các đối tượng tham gia thị trường trong quá trình xây dựng hệ thống công nghệ và xử lý nghiệp vụ như: quy định mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho nhà đầu tư tại ngân hàng; quy định về thanh toán lãi/lỗ vị thế giao dịch CKPS; bổ sung cơ chế vay/cho vay chứng khoán của Trung tâm Lưu ký chứng khoán; quy định về tài khoản giao dịch tổng … Nhằm tháo gỡ những khó khăn này, ngày 16/3/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 23/2017/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 11/2016/TT-BTC về chứng khoán phái sinh.

Thông tư này sẽ có hiệu lực chính thức kể từ ngày 1/5/2017 . Một số nội dung chính của Thông tư:

Quy định về hình thức thanh toán

TTLKCK Việt Nam được thực hiện thanh toán hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ bằng tiền đối với hợp đồng tương lai trái phiếu Chính phủ thanh toán vật chất khi thành viên bù trừ không đủ tiền để thanh toán hoặc trái phiếu Chính phủ để chuyển giao.

Quy định về mở tài khoản tiền gửi ký quỹ

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Thông tư 11 trước đây thì thành viên bù trừ phải mở cho mỗi NĐT một tài khoản tiền gửi ký quỹ riêng biệt tại ngân hàng. Tuy nhiên, quy định tại Thông tư 23 sửa đổi Thông tư 11 không quy định cứng việc này, chỉ yêu cầu CTCK mở tài khoản tiền gửi ký quỹ cho NĐT tại ngân hàng đứng tên CTCK. Theo đó, CTCK có thể mở một tài khoản tổng để quản lý toàn bộ tiền ký quỹ của NĐT.

Quy định về thanh toán lãi/lỗ vị thế

Thông tư 23 đã bổ sung thêm các trường hợp tính toán và thanh toán lãi/lỗ vị thế tại ngày giao dịch trước ngày giao dịch cuối cùng và trong ngày giao dịch cuối cùng trong 4 trường hợp; (i) Thanh toán lãi lỗ đối với các vị thế đã mở trước đó; (ii) thanh toán lãi/lỗ đối với các vị thế mở mới và đóng ngay trong ngày; (iii) thanh toán đối với các vị thế đã mở trước đó và đóng trong ngày; (iv) thanh toán với các vị thế mở mới trong ngày.

Quy định về tài khoản giao dịch tổng

Tài khoản giao dịch tổng là tài khoản giao dịch của nhà đầu tư mà các vị thế mua và bán của cùng một hợp đồng tương lai (có cùng tài sản cơ sở và cùng tháng đáo hạn) được mở và duy trì cho đến khi thành viên bù trừ có đề nghị thực hiện đối trừ trên cơ sở thỏa thuận hoặc yêu cầu của nhà đầu tư.

Tài khoản giao dịch tổng được áp dụng đối với công ty chứng khoán được thành lập ở nước ngoài mở tài khoản giao dịch tổng để thực hiện hoạt động môi giới CKPS cho NĐT nước ngoài và công ty quản lý quỹ thực hiện quản lý doanh mục cho nhà đầu tư trong nước và nước ngoài.

Cơ chế hỗ trợ vay và cho vay chứng khoán để thanh toán

Thành viên bù trừ (CTCK) được sử dụng chứng khoán vay từ hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Trung tâm Lưu ký chứng khoán để thanh toán theo quy chế của Trung tâm Lưu ký chứng khoán.

Như vậy cơ bản, với việc ra đời Thông tư 23/2017/TT-BTC thì khung pháp lý cho TTCKPS đã hoàn chỉnh theo hướng cởi mở và hỗ trợ cho doanh nghiệp, NĐT. Trên cơ sở đó, UBCKNN cũng đã chấp thuận cho SGDCK, TTLKCK ban hành 5 quy chế hướng dẫn về giao dịch và thanh toán bù trừ chứng khoán phái sinh cũng như phê duyệt các mẫu hợp đồng CKPS để giao dịch khi TTCKPS chính thức vận hành. Đây là một tín hiệu vui về việc sẽ chính thức ra mắt TTCKPS tại Việt Nam trong thời gian tới.