Ngày đăng: T5, Th8 18th, 2016

Thiếu đơn hàng trầm trọng – Nhiều doanh nghiệp dệt may lâm vào tình trạng khó khăn

Nguyên nhân, DN dệt may VN đang phải cạnh tranh quyết liệt về giá và thị trường xuất khẩu. Trong khi đó, cơ chế chính sách của VN có những điều chỉnh chưa bắt kịp và phù hợp với tình hình chung hiện nay của ngành dệt may.

Theo ông Phạm Văn Trình, TGĐ TCty Phong Phú, 6 tháng đầu năm ngành dệt may gặp nhiều khó khăn, những tháng cuối năm sẽ tiếp tục khó khăn. Nguyên nhân, chi phí sản xuất của VN hiện cao hơn các nước khác. Chi phí sản xuất đầu vào tại VN ngày một tăng khiến nhiều nhà đặt hàng lựa chọn Campuchia, Myanmar, Indonesia để chuyển đơn hàng sang do chi phí sản xuất tại các nước đó hấp dẫn hơn. Trong khi đó, các nước như Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh… vẫn tiếp tục phá giá đồng tiền của họ để đẩy mạnh xuất khẩu.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may VN (Vitas) cho biết, trong những tháng đầu năm 2016, các doanh nghiệp (DN) trong ngành dệt may VN, từ sản xuất sợi, nguyên phụ liệu cho đến may mặc, đều gặp khó khăn do thiếu đơn hàng, dẫn đến mức tăng trưởng thấp hơn cùng kỳ năm trước.

doang nghiep det may

Bên cạnh đó, hậu Brexit, theo đánh giá của Vitas, đồng Bảng Anh mất giá, hàng hóa nhập khẩu của nước này sẽ bị đắt lên so với sản xuất trong nước, làm giảm cầu sử dụng hàng hóa nhập khẩu. Chính vì vậy, hàng dệt may XK vào thị trường này khó giữ được đà tăng trưởng 6-7% như  những tháng đầu năm, nên hàng dệt may của VN ít nhiều cũng bị ảnh hưởng.

Theo VITAS, hiệp hội này cũng đã có các kiến nghị lên các cơ quan ban ngành về các quy định, nghị định đang gây khó cho DN, như quy định liên quan đến giấy phép nhập khẩu thiết bị in ngành dệt may, quy định về kiểm tra chuyên ngành, kiểm tra hàm lượng formaldehyt và amin thơm trong hàng dệt may

"Chú ý: Thông tin dưới đây chỉ mang tính chất tham khảo. Hy vọng rằng bạn sẽ thu thập được nhiều kiến thức hữu ích qua chuyên mục này nhé."