Top những nên kinh tế đổi mới hàng đầu năm 2016
GII là chỉ số chuẩn hàng đầu được giới lãnh đạo doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách sử dụng. Chỉ số được tổng hợp từ 84 chỉ tiêu trong các lĩnh vực: Thể chế; Nguồn nhân lực và năng lực nghiên cứu; Kết cấu hạ tầng; Sự tinh tế của thị trường và doanh nghiệp; Sản phẩm tri thức và công nghệ; Sản phẩm sáng tạo.
Theo báo cáo, tăng trưởng chậm hơn ở các nền kinh tế đang nổi lên sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009 cùng với ngân sách hạn hẹp hơn cho nghiên cứu và phát triển ở những nước thu nhập cao vẫn là vấn đề đáng lo ngại.
Ngày 15/8, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) kết hợp với Đại học Cornell (Mỹ) và Học viện Kinh doanh INSEAD (Pháp) đã công bố bảng xếp hạng 25 nền kinh tế đổi mới hàng đầu thế giới, theo đó, Thụy Sĩ, Thụy Điển và Anh dẫn đầu bảng xếp hạng.
15 nước dẫn đầu trong bảng xếp hạng đều là các nước ở châu Âu.
Bốn nước bị loại khỏi khái niệm “Chất lượng đổi mới” là Nhật Bản, Mỹ, Anh và Đức
Trong bảng xếp hạng lần này, Trung Quốc là nước đầu tiên có thu nhập ở mức trung bình được lọt vào bảng xếp hạng, nhảy lên vị trí thứ 25 từ vị trí 29 một năm trước về Chỉ số đổi mới toàn cầu (GII).