Hợp tác dịch vụ trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương
Ngày 23/2, tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa), Bộ Công Thương phối hợp với Ban Thư ký Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương tổ chức Đối thoại Công-Tư Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về Dịch vụ.
Phát biểu khai mạc Đối thoại, bà Phạm Quỳnh Mai, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách Thương mại đa biên (Bộ Công Thương) cho biết, thương mại dịch vụ ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong thương mại quốc tế và sự tăng trưởng kinh tế của một quốc gia cũng như khu vực. Càng ngày, thương mại hàng hóa và các lĩnh vực sản xuất trong nền kinh tế càng phụ thuộc nhiều hơn vào sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ như: dịch vụ phân phối, viễn thông, tài chính…
Hơn nữa, thương mại dịch vụ cũng là lĩnh vực có nội hàm và cơ cấu phân ngành đa dạng nhất, đóng vai trò quan trọng trong cấu trúc của nền kinh tế hiện đại. Thực tế đã cho thấy, những nền kinh tế có tỷ lệ thương mại dịch vụ càng lớn trong GDP, nền kinh tế đó càng ở giai đoạn phát triển cao hơn so với những nền kinh tế có tỷ trọng sản xuất nông nghiệp hoặc sản xuất cao trong GDP.
Cũng theo bà Phạm Quỳnh Mai, tầm quan trọng của lĩnh vực dịch vụ đối với khu vực cũng như nhận thấy hợp tác về thương mại dịch vụ trong Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương chưa tương xứng với hợp tác về thương mại hàng hóa.
Năm 2015, các nhà Lãnh đạo Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương đã thông qua Lộ trình Cạnh tranh về Dịch vụ Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (ASCR) tại Hội nghị các n hà Lãnh đạo c ấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 24 (AELM 24) với mục tiêu thiết lập một môi trường dịch vụ cạnh tranh bình đẳng và minh bạch trong khu vực tới năm 2025.
Các nền kinh tế thành viên cũng đã đặt ra mục tiêu của Lộ trình là đến năm 2025, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ vượt mức 6,8% tăng trưởng dịch vụ đã từng đạt được trong lịch sử và tỷ lệ phần trăm giá trị gia tăng của lĩnh vực dịch vụ trong GDP khu vực Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương sẽ cao hơn mức bình quân của toàn thế giới
Nhằm đạt được mục tiêu này, Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương cần nỗ lực hơn nữa thực hiện Lộ trình dịch vụ, đặc biệt là với 14 lĩnh vực đề ra trong Lộ trình. Việc thực hiện thành công Lộ trình dịch vụ sẽ cần sự hợp tác chặt chẽ hơn nữa giữa các Ủy ban và nhóm công tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương .
Trong quá trình thực hiện Lộ trình này, đóng góp của cộng đồng doanh nghiệp và các thành phần khác có vai trò quan trọng nhằm xây dựng các chính sách, chương trình công tác phù hợp trong lĩnh vực dịch vụ quan trọng này.
Tại Đối thoại Công – Tư Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về Dịch vụ lần này, các nhà hoạch định chính sách và đại diện cộng đồng doanh nghiệp thảo luận, trao đổi kiến thức, chia sẻ quan điểm nhằm tăng cường hơn nữa hợp tác Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đối với ba lĩnh vực dịch vụ quan trọng (phân phối, giao thông vận tải và logistics).
Đối thoại sẽ tạo nền tảng để Nhóm công tác về dịch vụ (GOS) và các diễn đàn khác của Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương tiếp tục thảo luận, xây dựng các chương trình hỗ trợ năng lực cho các thành viên Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt là các thành viên đang phát triển trong các lĩnh vực nói trên.
Đối thoại Công-Tư Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương về Dịch vụ là một trong chuỗi sự kiện của Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất năm 2017 (SOM 1) được tổ chức tại thành phố Nha Trang (Khánh Hòa). Đối thoại sẽ góp phần quan trọng vào thành công chung của Hội nghị các quan chức cao cấp lần thứ nhất tại Nha Trang.