Ngày đăng: T7, Th5 5th, 2018

Có nên ăn đậu xanh khi uống thuốc không

Tác dụng giải độc nhẹ của đậu xanh
Có hàng ngàn chất gây độc và phải biết đang bị ngộ độc chất gì, tính chất của nó ra sao thì mới chọn được cách xử trí thích hợp. Việc giải độc trước hết là ngưng không cho chất độc ấy vào cơ thể nữa hoặc lấy nó ra bằng cách móc họng cho ói, dùng thuốc gây nôn… Ngộ độc cấp thì bác sĩ cho súc ruột và có thể giải độc bằng thuốc đối kháng tác dụng của chất độc…

Có những chất có tính giải độc chung chung như nước, sữa (để pha loãng chất độc), than hoạt tính, tinh bột, lòng trắng trứng (để hấp thu một số chất độc rồi thải ra theo phân chứ không hấp thu vào cơ thể)…

dau-xanh
Uống thuốc Đông Y không nên ăn đỗ xanh. Trong “Bản thảo cang mục” viết, đỗ xanh khí vị ngọt hàn, không độc, hóa giải toàn bộ thảo mộc.

Dân gian cũng thường xem đỗ xanh là một thủ pháp cấp cứu trúng độc. Vì vậy, dân gian truyền tai, đỗ xanh và thuốc Đông Y không thể đồng thời uống cùng nhau. Điều này lưu truyền đến tận bây giờ.

Có thể bạn quan tâm: Cách nấu chè đỗ xanh ngon

Lưu ý:
Mặc dù đậu đỗ giàu đạm, nhưng thiếu 1 số axit amin chứa lưu huỳnh cần thiết như: methinin, xystein, nhưng lại giàu lysin. Ngược lại, ngũ cốc nghèo lysin, nhưng nhiều methinon và xystin, do đó, đậu đỗ phối hợp với ngũ cốc sẽ bổ sung các chất dinh dưỡng cho nhau làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.
Có thể thấy đậu xanh có quá nhiều lợi ích, tuy nhiên, việc ăn đậu xanh mỗi ngày lại là một sai lầm. Không phải ăn nhiều đậu xanh là tốt, mà chúng ta nên biết ăn bao nhiêu là đủ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể hoặc hỗ trợ chữa bệnh hiệu quả mà không mang lại phiền phức gì. Vậy thì ăn đậu xanh bao nhiêu và ăn như thế nào cho an toàn, giúp ích tối đa?