Mức bộ bi quan của doanh nghiệp Anh tăng gấp đôi
Tỷ lệ của các công ty có quan điểm bi quan về triển vọng nền kinh tế của doanh nghiệp ở Anh đã tăng gấp đôi trong vòng một tuần sau cuộc trưng cầu dân ý từ 25% lên đến 49%.
Chiến thắng của chiến dịch rời EU ngày lập tức đã gây chấn động cho giới tài chính. Rõ nét nhất đó là việc thị trường chứng khoán toàn cầu lao dốc, sự giảm giá mạnh của đồng Bảng và đồng Euro so với USD.
Kết quả từ cuộc bỏ phiếu nêu trên không có nghĩa là Anh không còn là thành viên của EU. Việc Anh chính thức rời EU sẽ do Anh yêu cầu và viện dẫn theo Điều 50 của Hiệp định Lisbon.
Theo đó, Anh có 2 năm để đàm phán với các nước thành viên còn lại về việc rời EU và thời gian này có thể kéo dài bằng cách thỏa thuận và được sự đồng ý của các nước thành viên khác.
Trong thời gian này, Anh vẫn là một thành viên của EU có trách nhiệm tiếp tục tuân thủ các quy định, luật lệ của EU trong khi Anh không có quyền tham gia thảo luận và quyết định các chính sách mới của EU.
Điều này được chứng tỏ qua các nghiên cứu của các cơ quan điều tra xã hội học YouGov và Trung tâm Kinh tế và Nghiên cứu kinh doanh.
Tỷ lệ của các công ty có quan điểm bi quan về triển vọng nền kinh te Anh đã tăng gấp đôi trong vòng một tuần sau cuộc trưng cầu dân ý từ 25% lên đến 49%.
Các nhà nghiên cứu lưu ý rằng, việc giảm niềm tin kinh doanh có thể buộc các công ty phải từ bỏ các dự án đầu tư và thuê nhân viên mới.
Theo đánh giá, việc người dân Anh bỏ phiếu rời khỏi EU trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử, tổ chức ngày 23/6/2016 không chỉ gây ra hậu quả tức thời trên thị trường tài chính toàn cầu mà còn mang lại một viễn cảnh không chắc chắn cho nước Anh hậu Brexit.
Bên cạnh đó, Brexit có khả năng gây ra những thiệt hại cho EU khi phá vỡ mối quan hệ của khối này với Anh cũng như mối liên kết trong nội khối EU còn lại.